Bài thuốc chữa bệnh từ đậu đỏ

Cây đậu đỏ có nguồn gốc từ phía nam châu Á, được trồng phổ biến ở Trung Quốc,
Nhật Bản, Triều Tiên, Mianma, Philippin, Inđônêxia, Ấn Độ. Ở nước ta đậu đỏ
được trồng khắp mọi miền, nhưng nhiều hơn cả vẫn là các tỉnh phía Nam.


Đậu đỏ được trồng để lấy hạt nấu cơm ăn, quả và lá non dùng làm rau, hạt đậu nghiền
thành bột dùng làm nhân bánh. Đặc biệt ở đậu đỏ rất giàu dược tính nên còn được dùng
làm thuốc chữa bệnh.



Theo đông y thì hạt đậu đỏ có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu ứ, dưỡng huyết, thanh
hỏa độc, chữa viêm phù thận, trị bí tiểu, da vàng. Theo sách của đại danh y Tuệ Tĩnh:
“Nam dược thần hiệu” thì đậu đỏ có vị ngọt chua, tính bình, không độc, về mặt dược tính
kiêm cả công lẫn bổ; trị được các chứng mụn lở, thủy thũng, đi tả, đau buốt cơ thể, bế
trướng trong thận, đái tháo, nôn mửa…



Song trong sách “Bản thảo cửu hoang” của
Hoàng Sơn Cốc có chép: hái lá non của cây đậu đỏ, rửa sạch, luộc chín, trộn với dầu và
muối ăn rất bổ, thay được cơm gạo. Ăn đậu đỏ thường xuyên thì mắt sáng tỏ, trái đậu đỏ
còn non luộc ăn cũng hay.
  

Không có nhận xét nào:
Write nhận xét