Cách chữa nứt gót chân!

Chân bị nứt là triệu chứng bệnh ngoài da thường gặp vào mùa đông. Nứt chân có biểu hiện như: gót bị bong tróc da, nứt da, thường xuyên thấy cảm giác ngứa và chảy máu. Nứt gót chân là bệnh không chỉ làm mất thẩm mỹ đối người bị, mà còn gây đau đớn, ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến chứng hoại tử bàn chân. Vì vậy, chúng ta cần có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh nứt gót chân đúng cách và hiệu quả.

Bài thuốc chữa bệnh từ đậu đỏ

Cây đậu đỏ có nguồn gốc từ phía nam châu Á, được trồng phổ biến ở Trung Quốc,
Nhật Bản, Triều Tiên, Mianma, Philippin, Inđônêxia, Ấn Độ. Ở nước ta đậu đỏ
được trồng khắp mọi miền, nhưng nhiều hơn cả vẫn là các tỉnh phía Nam.


Đậu đỏ được trồng để lấy hạt nấu cơm ăn, quả và lá non dùng làm rau, hạt đậu nghiền
thành bột dùng làm nhân bánh. Đặc biệt ở đậu đỏ rất giàu dược tính nên còn được dùng
làm thuốc chữa bệnh.



Theo đông y thì hạt đậu đỏ có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu ứ, dưỡng huyết, thanh
hỏa độc, chữa viêm phù thận, trị bí tiểu, da vàng. Theo sách của đại danh y Tuệ Tĩnh:
“Nam dược thần hiệu” thì đậu đỏ có vị ngọt chua, tính bình, không độc, về mặt dược tính
kiêm cả công lẫn bổ; trị được các chứng mụn lở, thủy thũng, đi tả, đau buốt cơ thể, bế
trướng trong thận, đái tháo, nôn mửa…



Song trong sách “Bản thảo cửu hoang” của
Hoàng Sơn Cốc có chép: hái lá non của cây đậu đỏ, rửa sạch, luộc chín, trộn với dầu và
muối ăn rất bổ, thay được cơm gạo. Ăn đậu đỏ thường xuyên thì mắt sáng tỏ, trái đậu đỏ
còn non luộc ăn cũng hay.
  

Chữa bệnh từ quả táo mèo bài thuốc hay

Quả táo mèo còn có tên gọi là quả chua chát. Táo mèo mọc hoang và được trồng tại
các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai…



Quả táo mèo thu hoạch vào mùa thu. Vì vậy, vào các tháng 8, 9, 10, tại chợ của các tỉnh
vùng cao Tây Bắc thường bày bán táo mèo tươi. Quả táo mèo hình trứng, khi chín màu
vàng lục ăn có vị chua, hơi chát. Làm thuốc có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Trong Đông
y, táo mèo có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn, tăng cường miễn dịch, giảm cholesterol,
giúp hạ mỡ máu, rối loạn lipid máu, đại tiện xuất huyết…
 

Kích thích tiêu hóa: 200g táo mèo, rửa sạch, bỏ hạt ngâm với 300ml rượu trắng (chú ý
ngày lắc bình 1 lần). Sau một tuần đem ra uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15 ml. Sau
khi uống hết rượu, trái táo mèo còn lại trộn với đường kính ăn dần.


Chữa rối loạn lipid máu: Táo mèo 50g, gạo tẻ 50g, đường phèn vừa đủ. Táo mèo bỏ
hạt, thái phiến, đem nấu với gạo tẻ thành cháo, chế thêm đường phèn, chia ăn vài lần
trong ngày.
 
http://hoaquanhapkhaudonavi.com - http://traicaynhapkhau.biz -